I. Giấy

Khi có ý tưởng cho ra đời 1 ấn phẩm thì việc chọn loại giấy nào cho phù hợp không phải là một việc dễ dàng và đơn giản; bởi lẽ ngoài giá thành sản xuất phụ thuộc vào giấy mắc tiền hay rẻ tiền còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ và hiệu quả sử dụng của sản phẩm…

Namvietpack mời các bạn cùng tìm hiểu đôi chút về nguyên vật liệu này:

giay

Giấy in là một trong những nguyên liệu chính được sử dụng trong ngành in. Về cơ bản, giấy được sản xuất từ bột gỗ như tre, nứa, bông, đay… và ngay cả nguồn giấy vụn thu hồi rồi qua quá trình tái chế…. Đó chính là nguồn sơ sợi cellulose trong thực vật, hay tất cả nguyên liệu có chứa cellulose. Ngoài bột giấy trong giấy còn có các phụ gia nhằm tăng độ trắng, độ mịn, nhẵn, độ phản quang… Phụ gia được sử dụng phổ biến cho các loại giấy in được gọi là chất độn. Các lọai giấy có sử dụng chất độn còn được gọi là giấy tráng phấn hay giấy tráng phủ

Chất độn là những chất màu trắng, mịn, không tan trong nước cho thêm vào huyền phù bột giấy để làm tăng một số tính năng quan trọng của giấy như độ trắng, độ đục, độ mịn, độ láng, giảm sự biến dạng của giấy khi gặp nước và làm giảm giá thành của giấy. Các chất độn thường sử dụng như bột đá vôi CaCO3, cao lanh Al2SO3, bột talc MgO.SiO3.nH2O, TiO2…

Chất độn cho vào huyền phù bột giấy sẽ lấp đầy các khoảng trống giữa các xơ sợi. Hầu hết các loại giấy đều dùng chất độn. Nhược điểm của chất độn làm làm giảm liên kết giữa các xơ sợi dẫn chứng bằng độ giảm độ kháng đứt, độ cứng; Hàm lượng chất dộn càng cao thì sẽ càng làm giảm liên kết giữa các sô sợi…Hàm lượng chất độn được sử dụng có thể lên đến 20 – 35%.

Giấy sản xuất trong ngành in thường có dạng cuộn rồi được cắt thành tờ rời theo khổ chuẩn để phục vụ cho các nhà in. Ngoài khổ giấy, thì giấy in còn có 1 số đặc tính kỹ thuật như sau:

1. Độ dày của giấy: Giấy in thường có độ dày từ 0.03 – 0.25mm, trừ giấy cacton có thể có độ dày đến hơn 3mm. Đây là một trong những thông số quan trọng của giấy. Trong những điều kiện xác định thì cùng với sự tăng chiều dày là sự thay đổi về độ bền, khả năng chịu biến dạng nén và độ xuyên thấu, phản quang… của giấy.

2. Định lượng giấy: là trọng lượng của 1 mét vuông giấy (gms). Giấy in thông thường có định lượng từ 38gms – 500gms, riêng giấy cacton thì có thể đạt tới định lượng 2000gms. Định lượng giấy thường tỉ lệ thuận với độ dày và độ cứng của giấy.

3. Độ tro: Trọng lượng vật liệu còn lại sau khi nung trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử. Hay nói cách khác là lượng tro thu được sau khi đốt giấy. Lượng tro đó chính là lượng khoáng chất vô cơ (phụ gia) có trong thành phần của giấy. Đơn vị tính là độ tro %, giấy thông thường có độ tro trung bình từ 18-23%.

4. Độ trắng ISO: Hệ số phản xạ ánh sáng của tấm bột giấy, tờ giấy theo phản xạ của vật khếch tán lý tưởng tại chiều dài bước sóng 457nm được xác định trên thiết bị đo tiêu chuẩn được quy định trong phương pháp thử. Độ trắng được đặc trưng bằng tỷ lệ phần trăm so với độ trắng chuẩn của Brarioxít. Các loại giấy cho chất lượng hình ảnh in tốt phải có độ trắng từ 70% trở lên..

5. Độ thấu khí: Đặc tính của tờ giấy biểu thị khả năng cho phép không khí đi qua cấu trúc xơ sợi của nó, được xác định bằng phương pháp thử tiêu chuẩn. Độ thấu khí càng cao thì khả năng biến dạng của tờ giấy khi chịu biến dạng nén càng lớn.

6. Tính ổn định kích thước: Khả năng giữ được hình dạng và kích thước của giấy khi độ ẩm thay đổi, hoặc dưới các tác động khác như: sự thay đổi của môi trường xung quanh, các ứng suất vật lý, cơ học trong quá trình in và các thao tác khi gia công hoặc khi sử dụng. Tính ổn định kích thước của giấy càng cao thì khả năng dãn giấy càng thấp giúp cho việc khi in màu in được chính xác hơn.

7. Độ nhẵn: Tính chất đặc trưng để đánh giá mức độ phẳng của bề mặt giấy. Tính chất này được xác định trong các phương pháp thử tiêu chuẩn. Giấy in có độ nhẵn càng cao thì cho chất lượng sau khi in càng tốt.

8. Độ ẩm: Là lượng nước có trong vật liệu. Thực tế đó là tỷ số của trọng lượng mất đi của mẫu thử, khi sấy trong điều kiện tiêu chuẩn của phương pháp thử và trọng lượng của mẫu thử tại thời điểm lấy mẫu, đơn vị biểu thị là %. Đặc là đặc điểm cần lưu ý khi in trên các máy in có sử dụng hệ thống xấy nhiệt để in các lạo mực như UV, vecni…

9. Độ chịu bục: Áp lực tác dụng vuông góc lên bề mặt lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi bục trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn. Đối với các lọai giấy dày dùng để làm hộp thì đòi hỏi phải có chỉ số chịu bục lớn để đảm bảo chất lượng trong các công đoạn cấn, bế…sau khi in.

10. Độ chịu kéo: Lực kéo lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi đứt trong điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn.

11. Độ dài đứt : Chiều dài tính được của băng giấy với chiều rộng đồng nhất có trọng lượng đủ nặng để làm đứt chính nó khi treo một đầu lên.

12. Độ dãn dài: Độ dãn dài đo được tại thời điểm đứt của băng giấy các cáctông khi nó được kéo dãn dưới điều kiện xác định của phương pháp thử tiêu chuẩn; đơn vị biểu thị thường là % so với chiều dài ban đầu của mẫu thử.

Khi sản xuất các túi giấy, tùy vào mục đích sử dụng mà ta chọn loại giấy có độ chịu kéo, độ dài đứt và độ dãn dài phù hợp

13. Độ hút nước: Khả năng hấp thụ và giữ lại khi tiếp xúc với nước của giấy; hoặc tốc độ hút nước, được xác định bằng các phương pháp thử tiêu chuẩn.

14. Độ đục : Tỷ số được biểu thị bằng % của lượng ánh sáng phản xạ từ một tờ giấy đặt trên vật chuẩn màu đen và lượng ánh sáng phản xạ của chính tờ giấy đó đặt trên vật chuẩn màu trắng trong điều kiện của phương pháp thử tiêu chuẩn.

II.Mực in

Quy trình in offset khá phức tạp trong đó thành phần mực in là một yếu tố cực kỳ quan trọng mà mỗi người làm nghề in cần biết. Chúng ta hãy tìm hiểu bài viết kỹ thuật chuyên sâu này

 

01

Mực In offset tờ rời cần có độ nhớt cao. Khi in, mực in không bị ảnh hưởng và không bị biến đổi tính chất bởi các chất làm ẩm khuôn in, đồng thời các chất làm khô màng mực in trên hệ thống lô chà mực trong quá trình truyền mực từ bản in sang tấm cao su và sau đó từ tấm cao su sang giấy in. Những quá trình truyền này rất phức tạp khi in nhiều màu.
Thành phần cơ bản của mực in offset tờ rời gồm có: Pích măng màu, chất tạo màng (chất liên kết) và chất phụ gia

+ Pích măng:

–     Pích măng màu:

Pích măng vô cơ

Pích măng hữu cơ

Lắc pích măng

–     Pích măng độn (Màu trắng)

+ Chất tạo màng: Chất liên kết ,véc ni, dầu nhựa

Nhựa

Chất pha loãng – Dung môi dàu có nhiệt độ sôi cao

Dầu mực in – Dàu khoáng

Dầu khô thực vật: Dầu lanh

+ Chất phụ gia:

Chất làm khô

Chất tăng, giảm độ dính

Chất tăng, giảm độ bóng

Chất chống dính bẩn.

Cấu tạo và tính chất mực in offset

1. Pích măng

Chất lượng và lượng sử dụng pích măng quyết định các tính chất tông màu hay sắc thái màu,độ sáng màu và độ bão hòa hay độ no màu còn gọi là độ tinh khiết của màu mực in. Khi mực in chịu tác động của các yếu tố vật lý và hóa học, chất màu bị biến đổi, vì vậy tính chất màu mực được xác định theo độ bền của màng mực in.

Tất cả các loại Pích măng dùng để sản xuất mực in không được tan trong chất liên kết hay dung môi.

+ Lắc pích măng: Thuốc nhuộm không dùng để sản xuất mực in vì phần lớn chúng đều tan trong nước. Muốn sử dụng chúng để sản xuất mực in phải chuyển thuốc nhuộm thànhdạng không tan trong nước bằng những phương pháp hóa học.( Sự pích măng hóa thuốc nhuộm). Những chất màu thuốc nhuộm cùng với những chất mang hay chất nền(Substrate) là những muối bary, muối canxi dễ tan trong nước, hỗn hợp với nhau tạo thành kết tủa. Quá trình kết tủa – sự lắc hóa hay pích măng hóa thuốc nhuộm- tạo thành pích măng màu. Pích măng màu kết tủa, lọc, sấy khô và nghiền mịn. Lắc pích măng được điều chế bằng cách kết tủa anion hay cation những thuốc nhuộm tổng hợp hữu cơ với các muối kim loại dễ tạo thành chất kết tủa, ví dụ: Bary Clorua(BaCl2),Canxi Clorua(CaCl2)… Tùy theo cấu trúc và ái lực của thuốc nhuộm hữu cơ , lắc pích măng màu được phân thành nhiều nhóm khác nhau như pích măng azo, pích măng Phtaloxyanin.

Lắc pích măng màu hiện dùng phổ biến để sản xuất mực in offset vì chúng có tính chất quí như bền với kiềm, axit và một số không tan trong dung môi hữu cơ.

Khi lựa chọn mực in cần chú ý đến những tính chất quan trọng của pích măng màu sau:

Sắc thái màu hay tông màu
Cường độ màu hay độ đậm
Hiệu suất sử dụng cao
Khả năng thấu minh / Khả năng phủ
Khả năng thấm ướt với những phân tử chất liên kết: Dầu – nhựa
Kích thước hạt hay độ mịn
Độ bền ánh sáng
Độ bền với nước, axit, cồn, kiềm, nhiệt độ v.v…

+ Pích măng độn:

Tác dụng của pích măng độn trong mực in offset:

Tăng độ sáng của tông màu
Điều chỉnh độ nhớt
Hạn chế sự bặn bụi trong quá trình in
Giảm giá thành sản phẩm.

2. Chất liên kết – Chất tạo màng

Chất tạo màng trong mực in thường gọi là chất liên kết. Đối với mực in offset đòi hỏi chất liên kết thấm ướt tốt và kỵ nước.

Tính chất và công dụng của chất liên kết có thể tốm tắt như sau:
Tạo thành lớp bảo vệ, bao quanh hạt pích măng , tránh được sự cọ sát cơ học khi sử dụng sản phẩm in.
Khi chất liên kết khô hoàn toàn, hạt pích măng bám chắc trên bề mặt vật liệu in.
Hạt pích măng phân tán cực mịn trong chất tạo màng.

Thành phần chính của chất liên kết là hỗn hợp dầu và nhựa. Đối với mực in offset tờ rời thành phần dàu trong chất liên kết chủ yếu là dầu lanh. Đối với mực in offset giấy cuộn thành phần dầu trong chất liên kết chủ yếu là dầu khoáng. Thành phần chất liên kết có ttrong mực in offset tờ rời chiếm khoảng 55 đến 75%

+ Dầu lanh:

Thuộcloại dầu khô thực vật. Axit béo không no có trong dầu lanh là axit panmatic và axit stêaric chiếm từ 4,5 đến 6%. Tính chất vật lý và tính chất hóa học của dầu lanh trong mực offset tờ rời phụ thuộc vào vị trí nối đôi và số nguyên tử cacbon trong phân tử axit linolenic, axit linolic và axitolêic. Những axit béo không no này sau khi in dễ dàng kết hợp với oxy không khí theo phản ứng trùng hợp oxy hóa, tạo cho màng mực khô.

+ Nhựa:

Những loại nhựa thiên nhiên đã được biến tính, ví dụ: Nhựa thông; nhựa tổng hợp,… Nhựa ankýt đều đươc sử dụng làm mực in, chúng có khả năng hòa tan trong dàu lanh và dàu khoáng. Nhựa ankýt được biến tính với dàu lanh tạo thành những ette tan trong dàu, khi hấp thụ oxy hình thành phản ứng taọ lưới, màng mực khô.

Nhựa ankýt biến tính được sử dụng ngày càng nhiều để sản xuất những loại mực offset bóng, khô nhanh, vì chúng có những ưu điểm nổi trội như sau:

Độ bền màng mực in chống sây xước cao

Tạo thành màng mực bóng

Phù hợpvới tính bền ma sát của mực in offset

Thời gian khô nhanh nếu sử dụng chất liên kết: nhựa ankýt – dàu lanh.

+ Dầu khoáng (dầu mực in)

Dầu khoáng dùng trong mực in offset giấy cuộn là những hyđrô các bon dạng mạch thẳng (parafin và olefine) in và dạng mạch vòng (napthen hay aromatic). Trong mực in offset, đặc biệt là mực in offset giấy cuộn dùng để in sách, dàu khoáng nap then thường được được sử dụng nhiều hơn.

Dầu khoáng dùng để sản xuất mực in dạng khô nhiệt được sản xuất riêng, được tinh chế hầu như không có màu, không có mùi, nhiệt độ sôi từ 240 độ C đế 270 độ C. Đối với mực in offset khô lạnh giấy cuộn và mực in báo dàu khoáng có nhiệt độ sôi từ 300oC đến 350oC.

Dầu khoáng dùng cho mực in offset tờ rời có nhiệt độ sôi từ 300 độ C đến 350 độ C.

3. Chất phụ gia

Những chất phụ gia đưa thêm vào mực in thường gồm có:

Chất làm khô: Mục đích để xúc tiến sự khô oxy hóa.
Dàu pha mực: Điều chỉnh độ nhớt, độ dính, trạng thái lưu biến của mực in
Chất chống dính: Tạo sự se mặt màng mực in nhanh và chống dính bẩn mặt sau của tờ in.
Chất tăng độ bóng: Dùng véc ni bóng, tăng độ bóng của màng mực in.